TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN NGUỒN (ToT) “NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CHO CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP”
Ngày 21/3/2025, tại Thành phố Buôn Ma Thuột Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức lớp tập huấn giảng viên nguồn (ToT) cho cán bộ phụ trách về kinh tế hợp tác, hợp tác xã thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường của 10 tỉnh tham dự.
Nhằm nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển HTX được trao đổi, học tập kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phối hợp Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về nâng cao năng lực kinh doanh cho các Hợp tác xã nông nghiệp.
Tham dự lớp tập huấn có các đại biểu đại diện tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), 02 cán bộ giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ và trên 34 học viên là các cán bộ, lãnh đạo đại điện cho 08 tỉnh là Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Định, Đắk Nông, Bình Thuận, Đắk Lắk. Trong thời gian từ ngày 21/3/2025 đến ngày 25/3/2025, các học viên tham gia lớp học đã thực hành thao giảng những nội dung chi tiết về “Phương pháp giảng dạy cho cán bộ HTX, xây dựng kế hoạch SXKD cho HTX, Marketing cho HTX, Quản lý tài chính cho HTX và cuối cùng là các học viên thực hành tập huấn giảng dạy…
Đồng chí Nguyễn Tiến Định - Trưởng phòng KTHT và Trang trại – Cục KTHT và PTNT phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn đồng chí Nguyễn Tiến Định - Trưởng phòng KTHT và Trang trại – Cục KTHT và PTNT đề nghị các học viên phải tích cực nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham dự đầy đủ các buổi học để tiếp thu đầy đủ các nội dung chuyên đề được các giảng viên truyền đạt; thẳng thắn trao đổi những vấn đề chưa rõ, những hạn chế bất cập trong hoạt động thực tiễn của mình để cùng với giảng viên làm sáng tỏ những vấn đề cùng quan tâm, tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đồng chí cũng cảm ơn Chi cục Phát triển nông thôn Đắk Lắk, tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã tổ chức chương trình tập huấn ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ phụ trách về kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Trong thời gian 05 ngày, các học viên được học tập, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu, nâng cao các kỹ năng Phương pháp giảng dạy cho cán bộ HTX, xây dựng kế hoạch SXKD cho HTX, Marketing cho HTX, Quản lý tài chính cho HTX; ...
Các học viên chia nhóm thảo luận và trình bày trước lớp học
Ngoài các nội dung lý thuyết được trao đổi, thảo luận tại lớp học, các học viên còn được thực hành kỹ năng thiết kế, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên không gian mạng, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch Marketing…; trao đổi, chia sẻ với giảng viên và các HTX về những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong hoạt động của các HTX…
Qua những sự nhận xét đóng góp ý kiến, bổ sung kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm đến từ các giảng viên đến từ Trường Đại học Cần Thơ và các học viên từ các tỉnh đã giúp cho các học viên một phần nào đó nâng cao năng lực, kỹ năng giảng dạy, kinh nghiệm, kiến thức thực tế, các công cụ và phương pháp trình bầy sinh động, dễ hiểu.
Sau khóa học, có 34 học viên là cán bộ quản lý HTX các tỉnh được trao Chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn.
Trao chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn cho các học viên
Ban tổ chức và toàn thể học viên lớp tập huấn.
Lớp tập huấn đã diễn ra thành công và nhận được nhiều ý kiến đóng góp chia sẻ giữa Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, các cán bộ giảng viên, Ban tổ chức và các học viên đại diện cho 8 tỉnh trong lớp tập huấn mong rằng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tạo điều kiện hỗ trợ tổ chức thêm các lớp tập huấn Đào tạo giảng viên (ToT) trong thời gian tới nhắm giúp các cán bộ quản lý HTX nâng cao được trình độ, kiến thức, các kỹ năng và phương pháp giảng dạy để đội ngũ cán bộ này sẽ trực tiếp hỗ trợ có hiệu quả các HTX hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2023, góp phần xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm và có khả năng nhân rộng trên địa bàn tỉnh./.
Bài viết và ảnh: Tâm Đan